Tìm hiểu về VITAMIN D

Tìm hiểu về VITAMIN D

Cách đây hơn 1/3 thế kỷ, một nghiên cứu đã ghi nhận rằng dạng hoạt động của vitamin D (1,25-(OH)2 D3) có thể kiểm soát sự nhân lên của vi khuẩn lao (M. tuberculosis) bên trong đại thực bào (là các tế bào bạch cầu, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch). Tuy nhiên, các nhà khoa học ngày ấy chưa thể lí giải được cơ chế sinh lý của quá trình này. Mãi đến sau này thì sự bùng nổ của sinh học phân tử đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra vai trò Vitamin D không chỉ là “chìa khóa” quyết định việc hấp thụ, đưa canxi vào xương từ đó ảnh hưởng chiều cao mà còn đóng vai trò quan trọng trong điều hòa hệ miễn dịch con người

Cách đây 3 năm khi đọc tài liệu về hen suyễn, mình rất bất ngờ khi cochrane công bố nghiên cứu rằng “Vitamin D giúp giảm tỷ lệ cơn suyễn cấp trong năm và những người thiếu hụt Vitamin D thường khó kiểm soát cơn suyễn hơn những người bổ sung đầy đủ”.

Khi tìm hiểu về cơ chế sinh lý thì Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong điều hòa miễn dịch các tế bào lympho B, lympho T và mono bào…và từ đó kiểm soát luôn tình trạng viêm quá mức của đường thở trong cơ chế bệnh sinh của hen suyễn. Và cũng từ đó, mình thường hay khuyên những bé có vấn đề hô hấp hay những bé ốm vặt cần lưu ý hơn chuyện bổ sung Vitamin D đều đặn mỗi ngày.

Và điều thú vị nữa là “Nếu những bà bầu bổ sung vitamin D trong thời gian mang thai thì có thể bảo vệ con họ giảm tỷ lệ khò khè, hen suyễn…trong vòng 3 năm đầu đời”. Nghĩa là “Mẹ bổ sung đủ Vitamin D trong thai kỳ sẽ giúp bảo vệ con”. Chưa kể, việc cung cấp đủ vitamin D còn là yếu tố then chốt cho sự phát triển xương bình thường ở trong tử cung và thời thơ ấu.

Có một con số rất đáng buồn: 45-55% người trên thế giới ở tình trạng thiếu hụt Vitamin D, đáng chú ý là một số quốc gia gần đường xích đạo như Ấn Độ thì tỷ lệ thiếu hụt Vitamin D có thể lên tới 80%. Lý do là vì khả năng tổng hợp Vitamin D bị ảnh hưởng bởi màu da của họ sậm màu và dù là nước nhiệt đới nhưng người dân ở đây che chắn rất kỹ khi ra ngoài nên thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng rất thấp….Năm 2016, thống kê của LD Tuyên và cộng sự cho thấy “46% phụ nữ và 20% đàn ông Việt Nam thiếu hụt Vitamin D, và miền Bắc tần suất thiếu hụt cao hơn miền Nam”. Lý giải cho việc này, tác giả cho rằng do thói quen che chắn khi ra đường của người dân và môi trường làm việc trong văn phòng phần lớn thời gian… màu da vàng của người Việt Nam cũng là một phần nguyên nhân.

Mình từng nói rất nhiều lần rằng “Hiện nay, thế giới không còn khuyến cáo phơi nắng để nhận vitamin D nữa vì tầng ozone thủng đang là mối đe dọa với làn da trẻ sơ sinh mà phải bổ sung bằng đường uống”. Nếu có điều kiện, nên cho trẻ vận động ngoài trời khoảng 30 phút mỗi ngày, không phải để hấp thụ vitamin D mà là các hoạt động thể lực sẽ giúp trẻ khám phá, phát triển, kích hoạt miễn dịch và làm quen với các yếu tố ngoại lai….

Bộ 3 vitamin A – D – C là bộ 3 nòng cốt vitamin thiết yếu của hệ miễn dịch. Trước đây, chúng ta chỉ hay biết đến Vitamin A bổ mắt, Vitamin D bổ xương và Vitamin C giúp tăng miễn dịch. Tuy nhiên, các nước phương Tây từ 20 năm qua họ đã thay đổi chiến lược và luôn ưu tiên bổ sung đầy đủ cho trẻ 3 nhóm vitamin này để đảm bảo miễn dịch. Việt Nam chúng ta cũng rất tiến bộ khi bổ sung Vitamin A liều cao cho trẻ em 6-36 tháng và bà mẹ đang cho con bú dưới 6 tháng tuổi mỗi năm 2 lần. Vitamin C thì bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Còn Vitamin D là loại Vitamin nên chủ động bổ sung xuyên suốt.

Tìm hiểu về vitamin D

CANXI – VITAMIN D LÀ CHÌA KHÓA QUAN TRỌNG CHO SỨC KHỎE CỦA XƯƠNG

NHU CẦU SINH LÝ VITAMIN D

  • Trẻ dưới 12 tháng – 400 IU/ngày
  • Trẻ từ 12 tháng – 600-800 IU/ngày
  • Người lớn từ 70 tuổi – 800 IU/ngày

Lưu ý:

– Trẻ con không nên dùng vitamin D liều cao vì nó có khả năng gây biếng ăn, ngộ độc, nôn ói…giống hệt trẻ đi uống Vitamin A liều cao.

– Nhu cầu sinh lý là cái mỗi bé đều cần mỗi ngày. Câu hỏi bao nhiêu tuổi thì ngừng bổ sung vitamin D thì bố mẹ nên tùy vào chế độ dinh dưỡng hiện tại của bé. Còn mình thì vẫn khuyên bổ sung đủ liều sinh lý theo tuổi, dư xíu cũng chẳng sao

Vấn đề phơi nắng trẻ sơ sinh để giảm vàng da và bổ sung vitamin D thì thế giới đã khuyến cáo ngưng từ hơn 20 năm nay rồi. Mỗi ngày bổ sung 1 xịt 400 IU là đủ. Nếu muốn thì có thể cho bé vận động ngoài trời cho cứng cáp hơn thôi.

NGƯỜI LỚN CÓ CẦN VITAMIN D KHÔNG?

Câu trả lời là. Thực sự thì nếu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, sau 35 tuổi (đặc biệt sau 50 tuổi) thì hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận rằng cần bổ sung cả canxi và Vitamin D. Nếu các bạn để ý, các loại thuốc bổ sung canxi cho người lớn đều chứa luôn thành phần Vitamin D là vì ở Người lớn vẫn có nguy cơ thiếu vitamin D như thường, đặc biệt dân văn phòng, người ít hoạt động ngoài trời và không thích uống sữa ….

TÓM LẠI bài viết Tìm hiểu về Vitamin D

– Bạn chỉ có 3-5 năm đầu đời để chăm sóc con khoa học nhất để chúng có thể phát triển tối ưu chiều cao, và từ đó làm tiền đề cho phát triển chiều cao lúc dậy thì.

– Khi dậy thì Nên hướng con đến lối sống khoa học gồm ăn uống đủ nhóm chất – vận động thể chất thường xuyên – đảm bảo giấc ngủ… để tối ưu chiều cao, qua giai đoạn này dậy thì, chiều cao tăng rất chậm và xương bắt đầu giảm khả năng hấp thụ canxi.

– Vitamin D là chìa khóa cho Canxi đi vào xương và cặp đôi “Canxi – vitamin D” chính là chìa khóa sức khỏe của xương. Canxi có thể dễ dàng nhận được qua thực phẩm nhưng vitamin D thì không. Nên duy trì bổ sung liều sinh lý hằng ngày từ 1-2 nhát xịt, tương đương 400 – 800 IU vitamin D.

– Hãy luôn nhớ, chỉ cần cố gắng duy trì Chế độ ăn uống khoa học

– Vận động thể chất phù hợp

– Đảm bảo giấc ngủ và nghỉ ngơi là có thể tối ưu không chỉ sức khỏe xương, chiều cao của trẻ mà còn là lối sống lành mạnh mà nhiều người đang hướng tới. Không gì tốt bằng chính cha mẹ là người áp dụng đầu tiên và làm gương cho con cái noi theo ????

Tìm hiểu về vitamin D

Tài liệu tham khảo:

[1] https://www.hsph.harvard.edu/…/calc…/calcium-full-story/

[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1479468/

[3] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK56060/

[4] https://en.wikipedia.org/wiki/Human_height

[5] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5491340/

[6] https://www.cochrane.org/…/high-quality-evidence…

[7] https://ods.od.nih.gov/facts…/VitaminK-HealthProfessional/

[8] https://pediatrics.aappublications.org/content/104/5/1152

Bài viết Tìm hiểu về Vitamin D được tổng hợp từ thông tin của bác sĩ Nguyễn Thanh Sang

Tìm hiểu về VITAMIN D
tìm hiểu về Vitamin D

Tìm hiểu thêm các bài viết về sức khoẻ của mẹ và bé ở đây nhé !

Trả lời

Cát nghe ạ !
icons8-exercise-96 chat-active-icon