TỔNG HỢP các câu hỏi về VACCINE Covid và CHỦNG NGỪA COVID-19 đối với mẹ bầu, mẹ đang cho con bú.
- Vaccine COVID có thể tiêm cho phụ nữ đang mang thai không? Trong các nghiên cứu để phát triển vaccine COVID, bà mẹ đang mang thai không được đưa vào đối tượng nghiên cứu nên không có dữ liệu an toàn. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ biến chứng nặng (có thể tử vong) và có nguy cơ sảy thai hay sanh non khi bị nhiễm COVID. Bản chất những vaccine COVID không phải là vaccine virus sống, nên về nguyên tắc thì có thể tiêm an toàn cho phụ nữ mang thai. Do đó, khi cân nhắc những lợi ích của việc tiêm ngừa cho phụ nữ đang mang thai và những tác dụng phụ có thể có, các bác sĩ đều khuyến cáo nên tiêm cho phụ nữ đang mang thai. Gần 1 năm tiêm ngừa COVID đã cung cấp những dữ liệu an toàn của vaccine này đối với bà mẹ và thai nhi, và cũng đã có khá nhiều bé được sanh ra từ những bà mẹ được tiêm ngừa như vậy và tất cả các bé đều khỏe mạnh. Hơn nữa, những bé đó có thể nhận được kháng thể chống COVID từ mẹ và được bảo vệ với bệnh. Do đó, CDC của Mỹ và WHO đã khuyến cáo tiêm ngừa COVID cho các phụ nữ đang mang thai, bất kể tuần thai nào. TUY NHIÊN Thai dưới13 tuần: TRÌ HOÃN TIÊM. Thai từ 13 tuần trở lên: tiêm nhưng nên đến cơ sở có cấp cứu Sản khoa để tư vấn, ký cam kết, tiêm tại đó. Vaccine Sputnik V của Nga CHỐNG CHỈ ĐỊNH phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Vaccine COVID có thể tiêm cho bà mẹ đang cho con bú không ? Vaccine COVID hoàn toàn có thể tiêm cho bà mẹ đang cho con bú. Những nghiên cứu gần đây cho thấy bà mẹ đang cho con bú mà tiêm vaccine COVID thì trong sữa mẹ cũng có thể có kháng thể bảo vệ bé chống lại COVID. Ngay sau khi tiêm vaccine COVID thì bà mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú như thường lệ, không cần phải vắt bỏ bất cứ cữ sữa nào. Nếu bà mẹ đang cho con bú bị sốt hay đau do tiêm ngừa thì vẫn có thể uống thuốc hạ sốt trong lúc cho bé bú. Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ đang cho con bú, và cả phụ nữ đang mang thai, khi chích ngừa vaccine Covid-19 thì đều an toàn và khi cho con bú thì trong sữa mẹ cũng có thể cung cấp kháng thể chống Covid-19 cho bé. Vaccine Sputnik V của Nga CHỐNG CHỈ ĐỊNH phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Thực sự thì phụ nữ có thai và trẻ nhỏ là 2 nhóm đối tượng nguy cơ rất cao bị tổn thương do covid-19 nên khuyến cáo tiêm sớm nhất phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ mang thai từ 13 tuần tuổi để bảo vệ họ và con họ.
- Những tác dụng phụ có liên quan đến tiêm ngừa là gì ? Những tác dụng phụ thường gặp (như đối với các loại vaccine khác) là sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau tại chỗ chích. Những tác dụng phụ này thường tự khỏi sau một vài ngày. Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn có thể uống thuốc giảm đau hạ sốt (paracetamol) nếu thấy khó chịu.Những tác dụng phụ khác rất hiếm gặp (xác suất khoảng vài phần triệu), ví dụ như thuyên tắc mạch máu do cục máu đông (AstraZeneca), viêm cơ tim hay màng ngoài tim (Pfizer hay Moderna) hay sốc phản vệ.
- Những người tiêm ngừa Covid rồi có khả năng bị nhiễm Covid nữa không ? Vẫn có. Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm COVID ở những người được tiêm ngừa đầy đủ rồi là không nhiều. Phần lớn những người được tiêm ngừa đầy đủ rồi thì gần như không có triệu chứng gì khi bị lây nhiễm. Ngay cả những người bị bệnh COVID sau khi đã tiêm đầy đủ rồi cũng hiếm khi nào bị bệnh nặng nguy hiểm tính mạng.
- Hiệu quả của việc tiêm ngừa đối với COVID-19 có triệu chứng như thế nào ? Pfizer-BioNTech có hiệu quả 95% ngừa COVID có triệu chứng vào ngày 7 sau khi hoàn tất 2 liềuModerna có hiệu quả 95% ngừa COVID có triệu chứng vào ngày 7 sau khi hoàn tất 2 liều.AstraZeneca có hiệu quả 70% ngừa COVID có triệu chứng vào 2 tuần sau khi hoàn tất 2 liềuVero Cell có hiệu quả 78% ngừa COVID nặng vào 2 tuần sau khi hoàn tất 2 liều.Nói chung thì các vaccine ngừa COVID hiện nay đều có hiệu quả ngừa biến chứng nặng do COVID (viêm phổi, suy hô hấp và tử vong).
- Nếu đã bị nhiễm SARS-CoV-2 rồi thì có tiêm ngừa COVID vaccine được không? Nếu được thì tiêm khi nào ? Nếu đã bị nhiễm SARS-CoV-2 rồi thì vẫn nên tiêm ngừa Covid vaccine, bởi vì kháng thể sau khi bị bệnh có thể không bền vững lâu dài. Việc tiêm ngừa Covid có thể thực hiện bất cứ lúc nào miễn là người bệnh đã hoàn tất thời gian cách ly. Thông thường thì trong vòng 90 ngày sau khi nhiễm COVID thì người bệnh ít khi nào bị nhiễm lại, do đó họ có thể chờ từ từ tiêm ngừa cũng được, để nhường vaccine đó cho người khác chưa có miễn dịch. Tuy nhiên, nếu nguồn vaccine dồi dào thì họ có thể tiêm sớm khoảng 2-4 tuần sau khi hồi phục bệnh Covid.Nếu bị nhiễm SARS-CoV-2 trước lần tiêm nhắc liều 2 của loại vaccine phải tiêm 2 liều thì vẫn tiêm liều 2 theo lịch tiêm nhắc lại
- Những vaccine COVID-19 nào hiện có và được Bộ y tế Việt Nam cho phép chích cho người dân ? Hiện nay có 4 loại vaccine COVID-19 được chích tại Việt Nam: AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Moderna và Vero Cell.
- Lịch tiêm cho các vaccine Covid hiện có ở Việt Nam ? AstraZeneca: tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 4 tuần. Tuy nhiên, những dữ liệu nghiên cứu cho thấy khả năng tạo kháng thể tốt nhất nếu liều 2 cách liều 1 từ 8-12 tuần trở lên. Nói chung không nên tiêm nhắc mũi 2 sớm hơn 6 tuần. Pfizer BioNTech: tiêm 2 cách nhau tối thiểu 21 ngày. Moderna: tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 21 ngày, thông thường cách nhau 4 tuần.Vero Cell: tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 3 tuần.
Tham khảo tài liệu cập nhật mới nhất (30/7/2021) từ WHO về Vaccine Covid đối với mẹ bầu, mẹ đang cho con bú .
Đoạn trích dẫn từ tài liệu cập nhật đó nêu rõ WHO khuyến cáo chích vaccine đó cho bà mẹ đang cho con bú như mọi người khác. Và WHO KHÔNG khuyến cáo ngưng cho bú sau khi chích ngừa.
–Breastfeeding womenBreastfeeding offers substantial health benefits to breastfeeding women and their breastfed children. Vaccine effectiveness is expected to be similar in breastfeeding women as in other adults. Data are not available on the potential benefits or risks of the vaccine to breastfed children. However, as ChAdOx1-S [recombinant] vaccine is not a live virus vaccine, it is biologically and clinically unlikely to pose a risk to the breastfeeding child. On the basis of these considerations, WHO recommends the use of ChAdOx1-S [recombinant] vaccine in breastfeeding women as in other adults. WHO does not recommend discontinuing breastfeeding because of vaccination.
Tài liệu được cập nhật đến 18/08/2021 Theo Victoria Healthcare
Trên đây Cát Decor tổng hợp lại một số thông tin từ bác sĩ Trí Đoàn về Vaccine Covid đối với mẹ bầu, mẹ đang cho con bú. Bố mẹ tham khảo và đưa ra những quyết định đúng đắn nhất nhé !